Khi dùng một thời gian mà không bảo dưỡng tốt, xe ô tô của bạn sẽ ngày càng "xuống sức". Vấn đề bảo dưỡng ô tô như thế nào và lưu ý những gì, hãy tham khảo 10 mốc bảo dưỡng sau.
1. Bảo dưỡng động cơ xe ô tô cho xe mới: 3.000 km/lần
Các hãng xe có những định mức bảo dưỡng cho xe mới trong một khoảng thời gian nhất định tầm 3.000 - 5.000 km, hoặc 3 - 6 tháng sử dụng. Tuy nhiên, nên bảo trì cho xe mới mua vào khoảng tầm 3.000 km hoặc 3 - 4 tháng sử dụng để động cơ xe ô tô được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu.
Mặt khác, với những xe mới mua, lượng dầu và các vụn kim loại có thể gây hại theo thời gian, vì vậy, thay dầu và bảo trì hệ thống dầu sau mỗi 3.000 km cũng có lý do của nó.
2. Vệ sinh hệ thống làm mát: 2 - 3 năm/lần
Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2 - 3 năm. Hệ thống làm mát sau 2 - 3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, chúng ta nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.
3. Thay dầu và hệ thống lọc dầu lúc bảo dưỡng động cơ xe ô tô: 5.000 - 10.000 km/lần
Tùy vào mỗi dòng xe và hãng xe, cùng với việc lựa chọn dầu nhớt đáng tin cậy, chúng ta có thể ước chừng được khoảng thời gian cần phải nhớt một lần cho xe ô tô của mình. Nhưng với kinh nghiệm của những thợ máy lâu năm trong nghề, việc thay dầu và bảo trì hệ thống lọc dầu khoảng tầm 3 tháng hoặc 5.000 km là tốt nhất.
4. Hệ thống dây an toàn: trong khoảng 4 - 5 năm hoặc 80.000 - 100.000km
Hệ thống dây an toàn nên được kiểm tra vào mỗi lần bảo trì tại hãng; tuổi thọ cao nhất cho dây an toàn có thể lên tới 4-5 năm tùy vào cường độ hoạt động hoặc 80.000-100.000km.
5. Thay dầu phanh: khoảng 2 năm/lần
Hệ thống phanh phải được kiểm tra về sự ăn mòn và hiệu năng làm việc theo thời gian quy định của hãng. Tuy nhiên, dầu phanh phải được thay và kiểm tra mỗi 2 năm để đảm bảo thắng xe có thể sử dụng tốt nhất nhằm tránh các tai nạn không đáng có.
6. Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần
Nếu xe của bạn có hệ thống trợ lực điện tay lái, chúng ta cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác. Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định thì chúng ta nên vệ sinh và thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và một phần nào gia tăng độ an toàn của xe ô tô.
7. Thay thế bugi với các động cơ xe ô tô: trong khoảng 60.000 - 100.000km
Bugi nên được thay thế trong khoảng 60.000 -100.000 km và khoảng cách này chỉ mang tính tương đối. Với một số loại xe có turbo thì bugi sẽ phải được thay trong tầm 60.000 - 70.000 km, còn với những động cơ bình thường con số này có thể lên tới 100.000 km. Vì vậy, để có thể có lái trong tình trạng tốt nhất, bugi hoạt động tốt luôn là một ưu tiên hàng đầu của mỗi xe ô tô dù cũ hay mới.
8. Thay dầu hộp số sàn khi bảo dưỡng động cơ xe: 50.000 km/lần
Hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau. Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km chúng ta nên đưa vào hãng để có thể có đúng loại dầu thích hợp. Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian và khoảng cách đã đi sẽ có những chuẩn bị tốt nhất nhằm giúp xe ô tô có tuổi thọ cao hơn.
9. Thay dầu hộp số tự động: trong khoảng 50.000 - 100.000km
Hiện nay, một số hãng xe sử dụng dầu nhớt tổng hợp công nghệ cao nhằm giúp sự hoạt động của hộp số tự động thêm mượt và bền hơn. Các hãng xe cam kết các hộp số ấy không cần phải thay dầu trong khoảng từ 100.000 - 120.000km.
Tuy nhiên, với con mắt của các chuyên gia, nên thay dầu hộp số tự động mỗi 70.000 - 80.000km với điều kiện chạy xe bình thường. Trong điều kiện chạy xe khắc nghiệt, nên thay dầu sớm hơn với tầm khoảng 50.000 - 70.000km.
10. Thay thế bộ lọc nhiên liệu trong động cơ xe ô tô: trong khoảng 50.000 - 100.000km
Tùy thuộc vào mỗi hãng xe, chúng ta nên thay bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 50.000 - 100.000km. Đây là một bộ phận rất quan trọng nhưng thường bị làm lơ khi đi bảo trì của người lái xe.
Những việc hỏng hóc động cơ thông thường cũng có một phần liên quan nếu bộ lọc nhiên liệu bị hư hoặc không hoạt động tốt. Những độc tố và cặn trong xăng có thể làm hao mòn động cơ và dẫn đến những hỏng hóc nặng nếu để lâu dài.
www.ckgt.vn